LỜI NÓI ÂN HẬU
“Cũng hãy cầu nguyện cho chúng tôi, xin Đức Chúa Trời mở cửa cho sự giảng đạo, hầu cho tôi được rao truyền lẽ mầu nhiệm của Đấng Christ, vì lẽ đó mà tôi bị xiềng xích, lại hầu cho tôi được tỏ cho biết lẽ ấy như điều tôi phải nói.” (Cô-lô-se 4:3-4)
Gần đây, tôi nhìn thấy một câu bumper sticker gây ý chú với nội dung “Dù bạn đi đâu, đó cũng là nơi bạn thuộc về”. Câu đó nghe có vẻ hài hước, nhưng dĩ nhiên những từ đó chứa đựng sự thật quan trọng dành cho bạn và tôi trong khi chúng ta chia sẻ niềm tin của mình.
Theo lẽ tự nhiên thì Cơ đốc nhân nào cũng muốn làm chứng mạnh mẽ và tích cực về niềm tin của mình. Rất nhiều chương trình truyền giảng và các khoá huấn luyện đã được thiết kế và soạn thảo một cách kỹ lưỡng để giúp chúng ta thực hiện công tác này. Mặc dù những việc này rất hữu ích, nhưng cuối cùng thì mỗi cá nhân chúng ta cũng phải tự xác định xem mình có thể làm chứng như thế nào để tiếp cận với những người chưa tin Chúa một cách hiệu quả nhất.
Trong phân đoạn Kinh Thánh trên, sứ-đồ Phao-lô kêu gọi lời cầu thay từ phía hội thánh tại thành phố Cô-lô-se về việc Đức Chúa Trời sẽ mở cửa cho vị sứ-đồ này rao giảng cho người khác về Chúa Giê-xu. Đây cũng có thể là lời cầu nguyện của chúng ta để cầu xin Đức Chúa Trời giúp chúng ta nhạy bén nhận biết khi nào cánh cửa sẽ mở ra cho mình.
Trong thư Cô-lô-se 4:5-6, sứ đồ Phao-lô mở ra một cái nhìn sâu sắc hơn cho Cơ đốc nhân trong việc chia sẻ niềm tin: “Hãy lấy sự khôn ngoan ăn ở với những người ngoại, và lợi dụng thì giờ. Lời nói anh em phải có ân hậu theo luôn, và nêm thêm muối, hầu cho anh em biết nên đối đáp mỗi người là thể nào.”
Lưu ý rằng khi sứ-đồ Phao-lô đề cập đến việc lời nói của chúng ta cần được “nêm thêm muối”, nghĩa là ông khuyên chúng ta hãy làm cho lời nói của mình: cách nói, giọng điệu và ý định của chúng ta sao cho dễ nghe và phù hợp nhất có thể đối với đối tượng mà chúng ta đang trò chuyện. Điều này không có nghĩa sẽ gây tổn hại đến niềm tin của chúng ta; mà chính là sự chú tâm, nhạy cảm với thái độ, khuynh hướng và cảm xúc của người nghe.
Mục đích của việc làm chứng cho Chúa đó là rao truyền ân điển cứu rỗi của Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Giê-xu Christ để nhiều người có thể tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của đời sống mình. Qua câu Kinh Thánh này, tôi cũng học được rằng lời nói mình phải luôn có ân hậu để không có gì có thể ngăn trở mình làm chứng về Chúa Giê-xu.
Khi chia sẻ thông điệp Phúc Âm, chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta bày tỏ sự quan tâm đồng cảm của mình cách rõ ràng và chân thành đối với người khác trong cuộc đối thoại. Cũng hãy cầu xin Chúa Thánh Linh – Đấng duy nhất có thể làm cho nhiều người ăn năn và biến đổi tấm lòng, hành động thông qua Tin Lành về ơn thương xót của Đức Chúa Trời mà chúng ta rao giảng.
* LỜI CẦU NGUYỆN: Lạy Cha Thiên Thượng, xin Chúa Thánh Linh mở cửa và mở mắt để chúng con có thể làm chứng về Ngài! Chúng con cầu nguyện, trong Danh Chúa Giê-xu. A-men.
* Câu hỏi suy gẫm:
Bạn có thể làm gì để cách mình chia sẻ Tin Lành cho người khác trở nên dễ chịu hơn và thoải mái hơn không?
—
—
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về tình yêu cứu chuộc của Chúa Giê-xu hoặc cần được tư vấn về niềm tin, đừng ngần ngại tìm đến nhà thờ Tin Lành gần nhất.
Hoặc liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng cách để lại bình luận trực tiếp trên bài viết, nhắn tin trên Zalo qua số điện thoại: 0983117411