SỰ ĐỒNG TÌNH KHÔNG THỂ VÍ SÁNH VỚI TÌNH YÊU THƯƠNG
Kinh Thánh nền tảng: “Nếu có người không tin Chúa mời anh em, và anh em muốn đi thì cứ ăn tất cả những gì họ dọn ra, đừng vì lương tâm mà thắc mắc. Nhưng, nếu có ai nói với anh em rằng: “Vật nầy đã cúng” thì đừng ăn, vì người ấy đã báo tin cho anh em… Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hoặc làm bất cứ việc gì, hãy làm tất cả vì vinh quang của Đức Chúa Trời. Đừng gây cớ vấp phạm cho người Do Thái, hay người Hi Lạp, hay là Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Hãy như tôi, gắng sức làm đẹp lòng mọi người trong mọi việc, không tìm lợi riêng cho mình, nhưng cho nhiều người để họ có thể được cứu. Hãy noi gương tôi, như chính tôi noi gương Đấng Christ vậy.” (I Cô-rinh-tô 10:27-28a, 31-33; 11:1)
Những người yêu thương bạn đôi khi sẽ nói “Không” với bạn. Có thể họ sẽ phản đối, “Không, đừng ăn cái đó… hay đừng mặc cái đó… Bạn có thể nói như thế!” Hoặc khi bạn từ chối “không được” thì họ sẽ nói “được chứ”, “Phải rồi, bạn nên làm cái gì với nó đi… Bạn nên lên tiếng đi… hoặc là Vâng, đến lúc phải đi rồi.” Vì thế, những người yêu thương bạn không phải lúc nào cũng tán thành mọi quyết định của bạn. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không yêu thương bạn.
Một số người nghĩ rằng sự đồng tình cũng có nghĩa là yêu thương, hay nói đúng hơn là tình yêu và sự đồng tình là như nhau. Tuy nhiên, Kinh Thánh sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn khác. Ví dụ như trong phân đoạn Kinh Thánh trên. Đó là một phân đoạn được trích dẫn từ bức thư đầu tiên của sứ đồ Phao-lô gửi cho những môn đồ của Chúa Giê-xu sống tại thành phố cổ Cô-rinh-tô. Sứ-đồ Phao-lô giúp chúng ta hiểu được rằng tình yêu thương vĩ đại hơn sự đồng tình.
Thời điểm đó, để giành được sự công nhận tại thành phố cổ Cô-rinh-tô thì bạn phải đến đền thờ ngoại giáo, quen biết với những kẻ quyền thế, qua lại những gái mãi dâm trong đền thờ, và tiệc tùng bằng những vật cúng tế. Tại Cô-rinh-tô, có một số Cơ-đốc nhân sẵn sàng hoà nhập. Họ muốn được thừa nhận. Vì vậy, họ tìm cách thích nghi với nền văn hóa này. Một số người khác thì không muốn liên quan đến cũng như sẽ tránh xa bất cứ ai liên quan đến văn hoá này. Họ tự cô lập mình khỏi những người chưa tin Chúa. Cả hai lựa chọn mà sứ-đồ Phao-lô đang đề cập đến: cho dù đó là thích nghi hay cô lập thì đều là một sự thất bại trong tình yêu. Ông khuyên chúng ta: Đừng cô lập chính mình. Nếu một người ngoại đạo mời bạn ăn tối thì hãy vui vẻ nhận lời. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải tán thành mọi lời nói hay việc làm của họ. Nhưng bạn hãy tôn trọng và đừng làm mất lòng họ. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng phải đồng tình hay tán dương mọi lựa chọn của họ bởi vì tình yêu thương sẽ ý nghĩa hơn nhiều so với sự đồng tình của bạn.
Chính Chúa Giê-xu là tấm gương cao cả về khía cạnh này. Thập-tự giá của Ngài chính là sự bày tỏ rõ ràng nhất về việc Đức Chúa Trời không chấp nhận tội lỗi và lối sống cũ của chúng ta. Qua sự đóng đinh và sự phục sinh của Chúa Giê-xu, Đức Chúa Trời đã lớn tiếng nói “KHÔNG” với sự lựa chọn tội lỗi và dẫn đến sự chết của chúng ta. Chúa Giê-xu không đồng tình với lựa chọn của chúng ta bởi vì Ngài yêu thương chúng ta. Chúa Giê-xu vẫn yêu thương, ngay cả khi chúng ta không đồng tình với phương cách bày tỏ tình yêu của Ngài. Và Chúa Giê-xu chính là tấm gương giúp chúng ta học cách bày tỏ yêu thương những người chưa tin Chúa. Chúng ta không nên cô lập chính mình cũng như hoàn toàn thích nghi với họ.
Phải, việc này thật khó. Tuy nhiên, nó cũng không quá khác biệt so với những việc mà những người bạn chân thành hay những người thân yêu trong gia đình vẫn thường làm vì chúng ta. Có thể những người thân của chúng ta sẽ không đồng tình hay phản đối, nhưng họ vẫn tìm mọi cách để yêu thương chúng ta. Bởi Đấng Christ chính là tấm gương và vẫn luôn sống động trong chúng ta nên chúng ta có thể học cách đối xử tương tự với những người chưa tin Chúa.
* LỜI CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Giê-xu, nguyện xin Chúa mãi sống động trong con để con có thể yêu thương người lân cận giống như Ngài. A-men.
* Câu hỏi suy gẫm:
1. Có khi nào bạn bị cám dỗ muốn cô lập hay muốn thích nghi bản thân với nền văn hóa xung quanh không?
2. Hãy chia sẻ một ví dụ thường gặp về một người nào đó đã thể hiện sự phản đối đồng thời cũng bày tỏ tình yêu thương của họ.
3. Tại sao sự đồng tình không thể sánh như tình yêu thương? Tình yêu thương lại vĩ đại hơn sự đồng tình ra sao?
* Tác giả: MS. TS. Michael Zeigler
* Người dịch: Globalinks Team
—
—
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về tình yêu cứu chuộc của Chúa Giê-xu hoặc cần được tư vấn về niềm tin, đừng ngần ngại tìm đến nhà thờ Tin Lành gần nhất.
Hoặc liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng cách để lại bình luận trực tiếp trên bài viết, nhắn tin trên Zalo qua số điện thoại: 0983117411