BIẾT ƠN
“Nguyền xin anh em được ân điển và sự bình an ban cho bởi Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, và bởi Đức Chúa Jesus Christ! Tôi hằng vì anh em tạ ơn Đức Chúa Trời, bởi cớ anh em đã được Đức Chúa Trời ban ơn trong Đức Chúa Jesus Christ; vì chưng anh em đã được dư dật về mọi điều ban cho, cả lời nói và sự hiểu biết, như lời chứng về Đấng Christ đã được vững bền ở giữa anh em. Anh em đang trông đợi kỳ Đức Chúa Jesus Christ chúng ta hiện đến, cũng chẳng thiếu một ơn nào. Ngài sẽ khiến anh em được vững bền đến cuối cùng, để khỏi bị quở trách trong ngày của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài đã gọi anh em được thông công với Con Ngài là Đức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta.” (I Cô-rinh-tô 1:3-9)
Cách đây vài năm, tôi và một nhóm nhỏ các em sinh viên đã thực hiện một “chuyến tham quan” ngắn trong sáu tuần đến một số nhà thờ ở các tiểu bang khắp miền Trung Tây. Chúng tôi hát một số bài hát nhạc thánh đương đại, diễn một vài tiểu phẩm và kể cho người khác nghe về Chúa Jesus. “Nhiệm vụ” của chúng tôi là đến thăm các hội thánh, chia sẻ niềm tin và quảng bá trường học của chúng tôi. Đó là một nỗ lực kết hợp giữa truyền giáo và tuyển dụng.
Một trong những điều tuyệt vời khi làm điều này là có cơ hội ở lại với các gia đình trong nhà thờ qua đêm. Những người này đã tốt bụng cho chúng tôi nghỉ lại. Tôi phát hiện ra rằng gia đình ấy cũng thường xuyên tiếp đón những người từ các nhóm thanh niên từ các trường khác, hoặc các nhóm thăm viếng khác đến nhà thờ của họ, và thậm chí cả sinh viên nước ngoài. Điều này làm tôi tò mò. Trước chuyến tham quan đó, tôi nghĩ rằng các gia đình chúng tôi sẽ ở cùng có thể chỉ tiếp đãi chúng tôi một cách miễn cưỡng vì nhà thờ họ nhờ.
Nhưng đó không phải như điều tôi. Trên thực tế, thể hiện lòng hiếu khách dường như là một thứ đặc sản trong những gia đình này. Và họ cũng rất khéo trong việc tiếp khách. Khi ngồi ăn cùng nhau, tôi được nghe kể về quá khứ của họ – điều gì đã đưa họ đến ở nơi này, mọi người trong gia đình đã làm gì, họ sinh hoạt tại nhà thờ họ bao lâu – đại loại là vậy.
Và tất nhiên, tôi cũng muốn chia sẻ câu chuyện của mình. Họ hỏi về những gì tôi đang học và những gì tôi dự định làm sau khi tốt nghiệp đại học.
Tôi nhớ một gia đình ở khu vực thành phố Kansas có treo một tấm sơn mài trên tường nhà của họ. chính xác là trong phòng tắm với dòng chữ: “Thanksgiving is Thanksliving.” Thật đơn giản, thật sâu sắc và hoàn hảo cho những ai nhìn thấy. Nó không phải là để nói lời cảm ơn vào một ngày một năm cho tất cả những điều tốt đẹp mà chúng tôi có ở trên đất này. Đó chỉ về việc sống hết mình, mong muốn cho thế giới biết rằng chúng ta biết ơn – biết ơn vô cùng – về tất cả những gì Chúa đã làm cho chúng ta trong Chúa Jesus.
Câu nói trên tấm sơn mài ấy neo chặt tôi. Đương nhiên, không phải lúc nào tôi cũng sống hết mình, và đôi khi tôi không biết điều gì ngoài sự biết ơn – đúng, tôi là vậy. Một điều chắc chắn rằng năm nay là thời điểm tốt nhất để bày tỏ lòng biết ơn bằng hành động cụ thể. Mặc dù Lễ Tạ ơn và Giáng sinh có thể trông khác so với năm ngoái, nhưng chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta tất cả mọi thứ trong Chúa Jesus (xem 1 Phi-e-rơ 1:3), và Ngài luôn ở bên cạnh chúng ta.
Chúng ta có thể biết ơn điều gì hơn nữa?
* LỜI CẦU NGUYỆN: Lạy Cha Thiên Thượng, chúng con cảm tạ Ngài về mọi điều tốt lành, đặc biệt là về Chúa Jesus, Đấng Cứu Rỗi của chúng con. Chúng con cầu nguyện trong Danh Đức Chúa Jesus Christ. Amen!
* Câu hỏi suy ngẫm:
1. Lúc này bạn cảm ơn điều gì nhất trong cuộc đời mình?
2. Làm thế nào để bạn thể hiện sự cảm kích của mình đối với sự thông công của những tín đồ mà bạn gặp được?
3. Chúng ta có thể làm gì để người khác biết ơn chúng ta?
* Tác giả: Paul Schreiber
* Người dịch: Globalinks Team
—