HIỆP MỘT TRONG TÌNH YÊU
(Đức Chúa Giê-xu phán rằng) “Ấy chẳng những vì họ mà Con cầu xin thôi đâu, nhưng cũng vì kẻ sẽ nghe lời họ mà tin đến Con nữa, để cho ai nấy hiệp làm một, như Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha; lại để cho họ cũng ở trong chúng ta, đặng thế gian tin rằng chính Cha đã sai Con đến. Con đã ban cho họ sự vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để hiệp làm một cũng như chúng ta vẫn là một: Con ở trong họ và Cha ở trong Con, để cho họ toàn vẹn hiệp làm một, và cho thế gian biết chính Cha đã sai Con đến, và Cha đã yêu thương họ cũng như Cha đã yêu thương Con”. Giăng 17:20-23
Giăng đoạn 17 lúc nào cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tôi. Đó là lời cầu nguyện cuối cùng của Chúa Giê-xu dành cho các môn đồ trước khi Ngài bị bắt và chịu chết. Hết lần này đến lần khác, Ngài nhiều lần bày tỏ mối quan tâm về việc chúng ta trở nên một. Thậm chí Ngài còn so sánh sự hiệp một này với sự hiệp nhất của giáo lý Ba Ngôi. Đối với Ngài, việc này vô cùng quan trọng. Vậy, chính xác sự hiệp một này được hiểu như thế nào?
* Một số người nghĩ về sự hiệp một khi đề cập đến vấn đề tổ chức: “Thật tuyệt vời nếu không có các giáo phái khác nhau, mà thay vào đó chỉ có một nhà thờ Cơ-đốc duy nhất, hoàn toàn hiệp làm một?” Nếu đây là tiêu chuẩn thì lời cầu nguyện của Chúa Giê-xu đã không thành hiện thực.
* Những người khác lại nghĩ về sự hiệp một khi nói đến quan điểm: tất cả các Cơ-đốc nhân nên có cùng một tiếng nói về tất cả các vấn đề, giáo lý hoặc chính trị. Và thật sự thì đây cũng là một cách nghĩ sai lầm.
Vậy, Chúa Giê-xu đã nghĩ đến điều gì? Tôi không biết, nhưng tôi nhận thấy rằng Ngài dường như liên hệ chặt chẽ sự hiệp một với tình yêu thương. Trong lời cầu nguyện này, tình yêu thương được lặp đi lặp lại nhiều lần. Chúa Giê-xu phán rằng sự hiệp một của chúng ta sẽ bày tỏ cho thế gian biết rằng Đức Chúa Trời đã sai Đức Chúa Giê-xu đến, Ngài yêu chúng ta cũng giống như tình yêu của Ngài đối với Đức Chúa Giê-xu Christ. Ngài phán rằng tình yêu của Cha đối với Con cũng ở trong chúng ta. Thật được khích lệ và an ủi khi nhìn thấy sự hiệp một trong tình yêu. Có thể chúng ta đã từng mắc nhiều sai phạm, nhưng sự hiệp một là điều mà chúng ta cần lưu ý để cư xử đúng mực. Tôi nhìn thấy được sự hiệp một này qua câu chuyện dưới đây và tôi tin chắc là chính bạn cũng cảm nhận được điều này. Cách đây nhiều năm, một người mẹ VN tị nạn đến Mỹ cùng với ba đứa con của mình – đưa đầu mười tám tuổi, một đứa mười hai tuổi và người con út chỉ được năm tuổi. Vài ngày sau, người mẹ qua đời trong bệnh viện, để lại những đứa con của mình ở một đất nước xa lạ. Thành phố và cơ quan tái định cư dành cho những người tị nạn tranh cãi và né tránh việc chi trả chi phí chôn cất thi thể của bà. Có một người chú ý và nhìn thấy trên giấy tờ là người phụ nữ này đã được làm phép báp-tem ở Phi-líp-pin, vì vậy họ đã gọi điện đến nhà thờ của chúng tôi. Khi mục sư biết những việc đang xảy ra, ông đã rất tức giận. “Bà ấy thuộc về chúng tôi”, ông nói. “Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm việc chôn cất – tất cả quý vị hãy về đi”. Giáo hội Lutheran đòi lại thi thể của bà và chăm sóc những đứa trẻ mồ côi. Một vị giám đốc nhà tang lễ Cơ-đốc giáo đã giảm bớt chi phí cho chúng tôi. Đám tang thật tốt đẹp biết bao – tiếng hát hợp xướng, rất nhiều hoa đẹp và những bức ảnh đẹp mà bọn trẻ có thể gửi về cho người thân của chúng ở Việt Nam để chứng tỏ rằng đám tang của bà đã diễn ra rất trang trọng. Nhà thờ đã chi trả cho tất cả mọi chi phí. Hai hoặc ba gia đình Cơ đốc thuộc các giáo phái khác đã đề nghị được nuôi dưỡng bọn trẻ. (Tôi nghĩ rằng phần lớn trong số họ thuộc giáo phái Báp-tít). Những đứa trẻ đã lớn lên và thành công sau một tuổi thơ đau buồn như thế.
Lời cầu xin của Chúa Giê-xu vẫn chưa được ứng nghiệm hoàn toàn. Nhưng khi đề cập đến sự hiệp một trong tình yêu thương, đôi khi chúng ta cần hiểu đúng, đó là ân điển và lòng thương xót của Đức Chúa Trời.
LỜI CẦU NGUYỆN: Lạy Cha, xin giúp chúng con yêu thương nhau và trở nên một như lời cầu nguyện của Chúa Giê-xu. Amen!
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]